Chức năng Giáp_mô

Mai rùa là một điển hình của giáp mô, rùa đã tiến hóa một phần cơ thể trở thành vỏ bọc chắc, khi nguy hiểm chúng rụt đầu rụt cổ vào mai

Giáp mô mặc dù tất cả được sử dụng cho mục đích duy nhất là xua đuổi những kẻ tấn công, có thể được chia thành giáp mô phòng thủ và tấn công. Ví dụ về giáp mô tấn công là sừng, móng guốc, gạc, móng vuốt và mỏ, và gọng kìm, được phát triển ở một số động vật có vú, chim, bò sát (bao gồm cả khủng long). Áo giáp tấn công thường được sử dụng kết hợp với áo giáp phòng thủ và trong một số trường hợp làm cho một con vật gần như không thể sử dụng được.

Để sống sót, các loài động vật thường tiến hóa và trang bị cho mình một số vũ khí để phòng ngự, thông thường là vỏ bọc, điển hình là các loài rùa có lớp mai cứng để rụt cơ thể vào, các loài như tê tê có lớp vỏ cứng, các loài động vật có vỏ như ốc, điển hình là ốc sên. Một số loài các có cách tự vệ thụ động hơn bằng cách co rút lại trong những tấm giáp sinh học gọi là giáp mô hay vảy giáp và thậm chí có gai tủa, đặc thù của những loài vật này là nhím, khi bị tấn công nhím sẽ cuộn tròn và xù lông lên và những gai nhọn tủa ra và đâm vào kẻ thù nếu chúng cố tình tấn công.

Một số loài khác như rùa có chiến thuật co đầu, rút cổ, ẩn mình, khép mình, thu mình vào những cái mai hoặc vỏ cứng mà không có nhiều loài vật có thể xuyên thủng được, tương vự vậy là các loài động vật có vỏ như ốc có thể rút mình vào những vỏ ốc xoắn để lẩn tránh sự tấn công của kẻ thù, một hình thái tương tự cũng diễn ra ở các loài động vật có hai mảnh vỏ như trai, hàu, hến, vẹm, nghêu, ngao khi bị đe dọa hoặc tấn công chúng sẽ kép mảnh vỏ lạ và núp trong đó để bao đảm an toàn cho bản thân mình, nếu muốn ăn chúng phải biết cách tách vỏ ra, nhiều loài như trai tai tượng khổng lồ đã phát triển lớp vỏ của mình rất lớn và gần như được bảo vệ chặt chẽ.